“CHẢY MÁU NHÂN SỰ’ NỖI ĐAU TRONG KINH DOANH SPA
Theo thống kê hiện nay thì tỉ lệ chuyển đổi công việc sau thời gian gắn bó của nhân sự Spa cao so với tất cả các nghành liên quan lên đến hơn 50% trong khi các nghành chỉ chiếm 20-30% sau 6 -12 tháng. Vậy đâu là lí do và làm như thế nào để có thể giải được bài toán nan giải này?
Trong nghành Spa các điểm chạm liên quan đến yếu tố con người chiếm đến hơn 90% ví dụ: trong các nghành công nghiệp thì máy móc thay thế con người trong các khâu từ lắp ráp đến chăm sóc khách hàng, nhưng vì đặc thù của nghành Spa dịch vụ và sản phẩm trên từng đặc điểm của khách hàng nên yếu tố con người là yếu tố tiên quyết trong việc kinh doanh Spa có diễn ra thuận lợi hay không.
Những lí do dẫn đến trình trạng khủng hoảng nhân sự trong các Spa hiện nay:
Cạnh tranh nhân sự giữa các Spa.
Một điều không hiếm gặp với những chủ Spa khi đào tạo đội ngũ mình giỏi rồi thì lại không giữ được họ, mà lại để các cơ sở khác kéo nhân sự của mình đi. Có thể các cơ sở khác sẽ trả lương cho họ cao hơn, có các chính sách đãi ngộ tốt hơn bạn, hoặc đơn giản là 1 điều kiện làm việc tốt hơn có thể giúp họ nâng cao tay nghề của mình. Điều này không thể trách hoàn toàn do lỗi của họ được vì đây là một mong muốn chung của nhân sự là có công việc tốt hơn và cơ hội phát triển nghề nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số trường hợp là bên đối thủ cạnh tranh cố tình lôi kéo để gây khó dễ cho Spa của bạn.Nhưng họ vô tình làm cho nhân lực ở ngành này “Nhảy cóc” vô cùng nhiều. Bởi nơi này không đáp ứng được thì sang nơi khác.
Thiếu nhân sự “nòng cốt”
Đa số các Spa hiện nay luôn có cho mình một đội ngũ trẻ đa phần từ 18-25 tuổi, thậm chí có nơi chỉ mới 15 tuổi họ đã vào nghề. Mà ở tuổi này việc tâm lý làm việc của các bạn trẻ thường không ổn định và thích bay nhảy để trải nghiệm hơn là 1 chỗ làm ổn định có thể gắn bó. Cũng là độ tuổi chưa đủ chín chắn để chịu được áp lực công việc nên đây cũng là 1 trong những nguyên do trong bài toán khó này.
Thái độ làm việc thiếu chuyên nghiệp.
Hãy đứng ở vị trí một người khách hàng khi được phục vụ với một thái độ không tốt kèm theo chất lượng kém bạn cảm thấy như thế nào? Khách hàng của Spa đa phần là người có tiền và nhu cầu của họ không đơn thuần như một bữa ăn hay một chiếc áo nếu mua không hài lòng họ có thể bỏ qua. Nhưng dịch vụ chăm sóc làm đẹp là diện mạo của họ sau đó giúp họ thêm tự tin hơn nên nếu bạn làm không tốt thì không bao giờ họ quay lại với bạn nữa. Ví dụ: có một kỹ thuật viên ngày hôm đó trước khi đến chỗ làm họ gặp những chuyện làm tâm lí họ không tốt và họ mang cái tâm lí đó và “chạm” với khách hàng vào ngày hôm đó thì nguy cơ bạn sẽ mất khách hàng là n rất cao. Tất cả các điểm “chạm” của khách hàng với dịch vụ của Spa muốn họ thỏa mãn thì tất cả phải thật tốt ngay từ điểm đầu tiên đến điểm cùng.
Nhân sự dễ dàng trở thành đối thủ cạnh tranh.
Trong nghành Spa rào cản gia nhập nghành thấp nên các kỹ thuật viên, khi họ cảm thấy tích đủ kinh nghiệm, vốn, một số mối quan hệ khách hàng trong quá trình làm việc và khi họ trở thành đối thủ của Spa bạn đồng nghĩa với việc bạn vừa mất đi nhân sự lẫn khách hàng. Nhưng thông thường mối quan hệ giữa các nhân viên với nhau sẽ tốt hơn là giữa chủ Spa với nhân viên nên việc nghỉ đồng loạt cũng là một vấn đề hết sức đau đầu và có thể làm rối loạn cơ sở kinh doanh của bạn.
Tay nghề kém.
Hiện nay đa số các kỹ thuật viên trẻ đều được “truyền” nghề tại các Spa chứ không được học hay đào tạo tại các cơ sở chuyên về đào tạo, giáo trình chuyên nghiệp nào cả. Thậm chí các kỹ thuật viên mới còn được các kỹ thuật viên cũ dạy lại rồi từ từ tay quen tay nghề. Điều này dẫn đến một hệ lụy không nhỏ là chất lượng tay nghề kỹ thuật viên sẽ không chuẩn, họ sẽ làm theo những gì cá nhân họ học được mà không theo một modul quy chuẩn nào cả làm cho chất lượng dịch vụ bị ảnh hưởng lớn.